Cách bảo mật Folder trên máy tính bằng mật khẩu

Quảng cáo

8 phút, 31 giây để đọc.

Khi sử dụng máy tính PC, mỗi người chúng ta luôn phải ý thức việc bảo mật máy tính. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu bảo mật máy tính là gồm những gì. Có người chỉ nghĩ rằng là chỉ cần cài đặt phần mềm diệt virus uy tín là được. Có người thì bảo phải tránh tải những phần mềm không rõ nguồn gốc. Đó là những suy nghĩ sai lầm. Vậy bảo mật máy tính thì cần những gì? Bảo mật máy tính không chỉ là bảo mật bằng cách cài đặt các phần mềm diệt virus. Hay là phải bật tường lừa,…. Mà ngay cả những thứ nhỏ nhặt như Folder (tài liệu) cũng cần bảo mật. Vì sao lại thế?

Đó là vì trong máy tính của các bạn cũng chứa những tài liệu cực kì quan trọng. Vậy nên việc bảo mật những tài liệu ấy cũng là một phần trong bảo mật máy tính. Có rất nhiều cách để bảo mật, trong đó đặt mật khẩu cho Folder (tài liệu) cũng là một cách rất khôn ngoan. Bây giờ hãy cùng 123gamevui tìm hiểu ngày xem cách làm như thế nào nhé!

Tại sao cần tạo mật khẩu cho Folder?

Máy tính của bạn đang có những tài liệu quan trọng cần được bảo mật và không cho một ai xâm nhập. Bài viết sau sẽ giúp bạn làm điều này với hướng dẫn cách để đặt mật khẩu cho Folder đơn giản, nhanh chóng nhất trên máy tính, laptop Windows. Cùng theo dõi ngay nhé! Lý do nên đặt mật khẩu cho Folder, File trên máy tính:

– Dùng để bảo vệ dữ liệu cá nhân của chính mình.

– Tránh trường hợp xoá nhầm Folder, File trên máy.

– Bảo mật những thông tin có tính chất nhạy cảm.

Khóa Folder

Nên sử dụng những tính năng mặc định của Windows

Lưu ý:

Phương pháp này chỉ sử dụng cho những máy tính có nhiều tài khoản người dùng (User Account). Khi bạn mã hóa dữ liệu trên một tài khoản, các tài khoản khác sẽ không xem được dữ liệu, trừ trường hợp người dùng khác có mật khẩu tài khoản của bạn thì họ vẫn xem được dữ liệu đã mã hóa. Đây là cách khá hay để bảo mật có máy tính qua việc cài đặt mật khẩu cho Folder.

Bước 1: Click chuột phải vào File hoặc Folder cần tạo mật khẩu > Chọn Properties.

Bước 2: Trên tab General, bấm vào nút Advanced.

Bước 3: Tick chọn Encrypt contents to secure data > Nhấn OK.

Các bước sử dụng phần mềm Winrar tạo mật khẩu cho Folder

Bước 1: Nhấn chuột phải vào Folder hoặc File > Chọn Add to archive…

Bước 2: Tại tab General, chọn Set Passwword…

Bước 3: Nhập mật khẩu vào ô Enter password > Nhập lại mật khẩu vào ô Reenter password for verification > Tick chọn Encrypt file name> Nhấn OK.

Bước 4: Chọn OK để hoàn tất.

Mẹo cài mật khẩu cho Folder bằng code

Cách đặt mật khẩu cho Folder bằng đoạn mã lệnh

Bước 1

Vào Folder muốn đặt mật khẩu > Nhấn chuột phải chọn New > Chọn Text Document.

Bước 2

Sao chép và dán đoạn code dưới đây vào cửa sổ mới:

cls
@ECHO OFF
title Folder Private
if EXIST “HTG Locker” goto UNLOCK
if NOT EXIST Private goto MDLOCKER
:CONFIRM
echo Are you sure you want to lock the folder(Y/N)
set/p “cho=>”
if %cho%==Y goto LOCK
if %cho%==y goto LOCK
if %cho%==n goto END
if %cho%==N goto END
echo Invalid choice.
goto CONFIRM
:LOCK
ren Private “HTG Locker”
attrib +h +s “HTG Locker”
echo Folder locked
goto End
:UNLOCK
echo Enter password to unlock folder
set/p “pass=>”
if NOT %pass%== PASSWORD_GOES_HERE goto FAIL
attrib -h -s “HTG Locker”
ren “HTG Locker” Private
echo Folder Unlocked successfully
goto End
:FAIL
echo Invalid password
goto end
:MDLOCKER
md Private
echo Private created successfully
goto End
:End

Bước 3

Trên đoạn code trên, bạn thay thế PASSWORD_GOES_HERE bằng mật khẩu muốn đặt.
Ví dụ: password là 123.

Bước 4

Vào File > Chọn Save As. Ở tab Save as type, bạn đặt tên là locker.bat > Chọn type All Files > Nhấn Save để lưu lại. Lúc này bạn có thể xoá File text đi.

Bước 5

Nhấp chuột vào file locker để mở, lúc này xuất hiện một thư mục mới có tên Private. Đây là nơi lưu trữ những file mà bạn muốn bảo mật.

Bước 6

Sau khi hoàn tất việc sao chép dữ liệu qua mục Private > Click chuột vào tập tin locker > Xuất hiện một hộp thoại và bạn chỉ cần nhập Y > Nhấn Enter. Sau khi thực hiện xong thì thư mục Private sẽ biến mất. Dữ liệu của bạn đã được bảo vệ.

Bước 7

Muốn xuất hiện lại hộp thoại Private bạn chỉ cần click đúp và file locker > Nhập mật khẩu bạn bạn đã thiết lập từ ban đầu > Nhấn ENTER.

Đặt mật khẩu Folder code

Hướng dẫn kiểm tra Folder

Bước 1: Trong Folder, File bạn nhấn vào View > Chọn Options.

Bước 2: Trong tab View > Chọn Show hidden files, folders, and drives > Bỏ dấu tích mục Hide protected operating system files > OK. Sau khi thực hiện xong thì Folder của bạn sẽ xuất hiện.

Cách tạo mật khẩu mới khi quên pass cũ

Nếu như bạn vô tình quên password thì cũng không sao cả, chỉ cần chỉnh sửa và đặt lại mật khẩu mới cho Folder là được. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Nhấn chuột phải vào file locker chọn Edit.

Bước 2: Hộp thoại Text xuất hiện > Xoá mật khẩu cũ và tiến hành cài đặt mật khẩu mới.

Bước 3: Lưu lại bằng cách vào File > Chọn Save As > Ở tab Save as type bạn đặt tên là locker.bat và chọn All Files > Nhấn Save.

Các mẹo khác để bảo vệ các Folder và File trong Windows

– Folder và File ít sử dụng: Chuyển các nội dung này và một Folder lưu trữ chung và nén lại. Sau đó chỉ cần đặt một mật khẩu cho Folder lưu trữ.

– Windows ME và Windows XP: Thường có các công cụ nén đi kèm với tính năng đặt mật khẩu bảo vệ.

– Người dùng Windows Vista và Windows 7: Bảo vệ mật khẩu cho file nén trên Windows Vista và Windows 7 thường cần đến bên thứ 3.

– Folder, File thường xuyên sử dụng: Cách tốt nhất để bảo vệ mật khẩu cho dữ liệu thường xuyên được truy cập đó là cài đặt chương trình của bên thứ 3. Bạn có thể tham khảo 7-Zip (Miễn phí), AxCrypt (Miễn phí), Folder Guard (Tính phí), Protected Folder (Tính phí).

Sử dụng phần mềm để đặt mật khẩu cho Folder

Bạn hoàn toàn có thể ẩn thư mục của mình nhờ các công cụ có sẵn trên máy tính. Tuy nhiên đối với những người hiểu biết nhiều về công nghệ và cố tình muốn đọc trộm file của bạn thì ẩn thư mục một cách thủ công như vậy là chưa đủ. Muốn dữ liệu Folder được bảo vệ một cách tuyệt đối, bạn nên sử dụng các chương trình khóa thư mục, ẩn thư mục, folder để bảo vệ dữ liệu của mình. Đây là cách khá hay để bảo mật có máy tính qua việc cài đặt mật khẩu cho Folder.

Phần mềm khóa Folder

Vài điều cần  phải lưu ý khi mã hóa, cài mật mã cho Folder hoặc File

– Dữ liệu của bạn không thể được bảo vệ chắc chắn 100%: Như đã đề cập, những cách bảo mật thủ công sẽ chỉ giúp bảo vệ một phần. Bạn có thể dễ dàng tìm được các hướng dẫn bỏ mã hóa, mật khẩu File do đó không có gì chắc chắn rằng File của bạn đang được bảo vệ 100%. Nếu các File, dữ liệu thật sự nhạy cảm bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng các phần mềm thương mại để được bảo mật tốt hơn.
– Luôn sao lưu những dữ liệu quan trọng: Các File dù được bảo vệ bằng mật khẩu nhưng chúng vẫn có thể bị xóa. Do đó cần sao lưu lại các dữ liệu quan trọng dù bạn đã đặt mật khẩu bảo vệ hay chưa.
Ghi nhớ mật khẩu: Khi đặt mật khẩu để bảo vệ File, hãy note mật khẩu lại ở đảm bảo rằng bạn sẽ không quên mật khẩu để truy cập vào Folder của mình trong lần tiếp theo.

Lời kết

Trên đây là những mẹo cực kì hay và hữu ích giúp bạn có thể bảo mật được tài liệu trên máy tính. Những cách này sẽ giúp tài liệu của các bạn được an toàn. Những tài liệu trong máy tính của chúng ta; thường là những tài liệu cực kì quan trọng. Có thể quan trọng không chỉ đối với sự nghiệp, công việc của bạn. Mà bên cạnh đó còn có thể ảnh hưởng không nhỏ tới nơi làm việc; hay cả người thân của các bạn. Vậy nên việc bảo mật tài liệu là một trong những bước nhỏ cần thiết trong việc bảo mật máy tính của bạn. Các bạn hãy lưu lại những mẹo trên để dùng cho bản thân cũng như chia sẻ cho những người bạn khác của bạn.

Ngoài ra, nếu các bạn thấy thích thú với những thủ thuật bảo mật máy tính. Hay có niềm yêu thích với những chuyên mục khác. Thì hãy nhanh tay tìm đến 123gamevui để có thể biết thêm thật nhiều chuyên mục hay. Để có thể chuẩn bị cho mình thật nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực. Đến với 123gamevui thì các bạn sẽ được trải nghiệm không chỉ mẹo bảo mật máy tính; mà còn được thỏa đam mê với các trò chơi mobile hãy rất rất nhiều những tin tức công nghệ khác. Chúc các bạn may mắn và thành công nhé!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*