Phần mềm thực tế ảo cho phép nhiều người cùng tham gia của Microsoft

Quảng cáo

Phần mềm thực tế ảo cho nhiều người cùng tham gia của Microsoft

Mới vừa đây, trong sự kiện được cộng đồng Altspace tổ chức, Microsoft đã cho ra mắt phần mềm Mesh để hỗ trợ cho nhiều người dùng cùng giải quyết công việc và giải trí trong một môi trường thực tế ảo. Để công bố về phần mềm mới, kỹ sư Alex Kipman của Microsoft đã trả lời các câu hỏi của báo chí bằng ảnh đại diện ảo của bản thân. Alex Kipman sử dụng kính HoloLens và tai nghe HP Reverb. Trong suốt buổi nói chuyện, những con vật như sứa, cá mập và các hành tinh ảo trôn nổi khắp nơi xung quanh ông. Tất cả các hình ảnh này đều có thể di chuyển và thay đổi về kích thước.

Công nghệ thực tế ảo là gì?

Thực tế ảo hay còn gọi là thực tại ảo (tiếng Anh là virtual reality, viết tắt là VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập (ảo hóa) được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. Công nghệ thực tế ảo là một trong những xu hướng công nghệ gần đây.

Thực tế ảo là gì

Ngoài việc tạo ra không gian ảo, công nghệ thực tế ảo VR còn có thể tương tác thực tế với người dùng qua cử chỉ và nhiều giác quan khác nhau như: Thính giác, khứu giác và xúc giác.

Bên cạnh công nghệ thực tế ảo VR, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến công nghệ thực tế ảo tăng cường AR. Để phân biệt giữa 2 công nghệ này, bạn chỉ cần chú ý đến cách thức hoạt động của nó. Ví dụ, VR sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo. Trong khi đó AR sẽ dựa trên không gian thật của môi trường xung quanh, sau đó thêm một vài yếu tố ảo hóa vào bên trong.

Công nghệ thực tế ảo từ phần mềm Mesh

Khách hàng có thể sử dụng phần mềm Mesh trên nhiều thiết bị khác nhau. Từ các loại kính thực tế ảo chuyên dụng như HoloLens, Oculus. Cho đến điện thoại và máy tính thông thường. Khi đó, hình ảnh sẽ hiện lên dưới dạng 2D. Mesh cũng cho phép mọi người xem hình ảnh hologram từ nhiều vị trí khác nhau. Do đó thích hợp để tổ chức các sự kiện hòa nhạc hoặc họp mặt công ty.

Kỹ sư Alex Kipman khẳng định công nghệ ngày nay hoàn toàn có thể tạo ra không gian ảo cho nhiều người cùng tham gia. Nhưng vẫn chưa có nhiều nhà phát triển dấn thân vào lĩnh vực này.

CEO Satya Nadella của Microsoft chia sẻ trong phỏng vấn: “Bạn có thể xuất hiện dưới dạng hologram hoặc avatar. Không chỉ mình bạn mà còn có toàn bộ đồng nghiệp và bạn bè bên cạnh. Bạn có thể làm nhiều thứ cùng nhau, tương tác với các hologram”.

Song song đó, CEO hãng Niantic John Hanke cũng thử nghiệm phần mềm bằng cách đeo HoloLens. Và chơi Pokemon Go cùng bạn bè ở địa điểm gần Hồ Merritt, California (Mỹ). Hanke nêu cảm nhận: “Tôi thấy thú vị trước sự kết hợp giữa thực và ảo về mặt tương tác xã hội. Trong tương lai, bạn có thể chơi với bố mẹ và lũ trẻ từ Texas. Hoặc bạn có thể đi dạo Central Park cùng người bạn đại học ở New York. Chơi những trò chơi ảo, gặp gỡ con người trong thế giới thực”.

Microsoft lấy ý tưởng tạo ra Mesh từ đâu?

Microsoft lấy ý tưởng tạo ra Mesh từ đâu?

Đối với Microsoft, ý tưởng tạo ra Mesh cũng tương tự Xbox Live; dịch vụ trò chơi trực tuyến được công ty giới thiệu năm 2002; cung cấp cơ sở hạ tầng mạng giúp nhà phát triển tạo game mà không cần phải tự xây dựng công nghệ.

Trong tương lai, công ty Hanai World dự định sử dụng nền tảng Mesh. Để tạo ra các sự kiện giải trí kết hợp yếu tố thực và ảo. Tổ chức OceanX cũng sẽ dùng Mesh dựng hình ảnh ba chiều của những con tàu lớn và các khu vực dưới đáy biển. Phục vụ việc nghiên cứu của các nhà khoa học. Công ty Accenture Plc dùng Mesh dựng trụ sở ảo để các nhân viên liên lạc với nhau trong đại dịch.

Hoạt động dựa trên dịch vụ đám mây Azure của Microsoft. Mesh hiện có sẵn ở dạng xem trước. Khách hàng có thể yêu cầu quyền truy cập vào phiên bản hỗ trợ Mesh. Thông qua ứng dụng AltspaceVR để tổ chức các cuộc họp công việc. Microsoft sẽ trình làng các tính năng bổ sung trong năm tới. Và đang có kế hoạch đưa Mesh vào ứng dụng Teams của công ty.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*