Internet vệ tinh – Tương lai của mạng tốc độ cao giá rẻ đang rất gần

Quảng cáo

Internet vệ tinh - Tương lai cuả mạng tốc độ cao giá rẻ đang rất gần

Internet ngày càng phổ biến và đến nay đã là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống. Internet vệ tinh là một loại đường truyền được xuất hiện từ những 20 năm trước. Nhưng chúng không phổ biến và khá đắt đỏ. Tuy nhiên với những thành tựu khoa học và xu hướng công nghệ ngày nay thì giấc mơ đại chúng mạng Internet tốc độ cao với giá thành rẻ có lẽ đã không còn quá xa vời. Trong những công ty công nghệ, thì SpaceW chắc hẳn là cái tên đang ở gần mục tiêu này nhất. Công ty của CEO Elon Musk đã có đợt phóng thành công công trình Starlink bao gồm hàng loạt vệ tinh hoạt động ở vùng quỹ đạo thấp gần mặt Trái Đất (Low Earth Orbit – LEO).

Internet vệ tinh là gì?

Khái niệm Internet vệ tinh không mới, nhưng rất ít người sử dụng dịch vụ này từ khi nó được khai thác thương mại giữa năm 1995. Lợi thế lớn nhất của dịch vụ này là khả năng vươn tới mọi khu vực xa xôi trên thế giới, những nơi không thể triển khai cáp Internet vì quá đắt đỏ hoặc khó khăn.

Các dịch vụ Internet vệ tinh thất bại trong quá khứ vì có giá quá cao và tốc độ truy cập thấp, khiến chúng chỉ được dùng khi không còn lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, công nghệ mới cho phép SpaceX và nhiều công ty khác thúc đẩy mạng lưới Internet vệ tinh và hy vọng thu hút được nhiều khách hàng.

Internet vệ tinh trong bối cảnh hiện tại

Trên thế giới hiện nay vẫn còn tồn tại một số nhà cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh lâu đời như HughesNet và Viasat tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, những cái tên này giờ phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh mới, với nguồn công nghệ dồi dào và dòng tiền gần như vô tận.

Internet vệ tinh ở hiện tại

Các “ông lớn công nghệ” đã nảy sinh ra ý tưởng triển khai hàng ngàn vệ tinh LEO để xây dựng “chòm sao vệ tinh” (nhiều vệ tinh kết nối với nhau) có chức năng phát Internet băng thông rộng. Nổi tiếng nhất có các đại gia SpaceX, OneWeb và Amazon.

Tháng 5/2017, SpaceX đã đưa ra dự án Starlink đáng kinh ngạc nhằm triển khai 12.000 vệ tinh trên quỹ đạo thấp từ 500km đến 1.200km, trong đó 8.000 vệ tinh ở quỹ đạo 500km và số còn lại cách Trái đất 1.200km.

Tuy nhiên, SpaceX không đơn độc. Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ triển khai hệ thống vệ tinh LEO của riêng mình, đồng thời coi Internet qua vệ tinh là một dạng “cơ sở hạ tầng mới” cần được chính phủ dành nhiều nguồn lực đầu tư.

Điểm khác biệt giữa công nghệ hiện tại và trong quá khứ

Điểm khác biệt nằm ở vệ tinh LEO. Các hệ thống cũ sử dụng vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh, cách mặt đất tới gần 36.000 km. Trong khi đó, vệ tinh LEO vận hành ở độ cao 300-2.000 km, giảm đáng kể độ trễ tín hiệu.

Đó là lý do vệ tinh LEO từng được đề xuất sử dụng cho Internet từ đầu thập niên 1990, khi Teledesic được thành lập. Công ty đặt trụ sở tại Mỹ, nhận được sự ủng hộ từ Bill Gates và tỷ phú viễn thông Craig McCaw, đặt mục tiêu phóng 840 vệ tinh để phủ sóng Internet toàn cầu. Nhưng Teledesic phá sản năm 2002 khi mới chỉ phóng được một vệ tinh thử nghiệm.

Teledesic không phải trường hợp thất bại đầu tiên khi sử dụng vệ tinh LEO. Iridium và Globalstar sau này cũng không thành công.

Công ty Iridium; được tập đoàn Motorola thành lập từ năm 1997 với kinh phí 5 tỷ USD; cho ra mắt điện thoại vệ tinh cồng kềnh với mức giá ít nhất 3.000 USD. Và cước gọi khoảng 4 – 7 USD/phút. Họ không thu hút đủ lượng người dùng để duy trì kinh doanh. Và phá sản chỉ sau hai năm. Iridium được hồi sinh vào năm 2001 sau khi một nhóm nhà đầu tư mua lại công ty với giá 25 triệu USD.

Nhận định của giới chuyên gia về khả năng thành công của Internet vệ tinh

Bất chấp những thất bại trên, giới chuyên gia cho rằng lịch sử sẽ không lặp lại. Báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC) nhận định các dự án Internet vệ tinh sơ khai ra đời khi công nghệ vẫn còn đắt đỏ. Và các hệ thống không gian vẫn đang phát triển. “Nó khiến dịch vụ Internet vệ tinh quá tốn kém và ít hấp dẫn”, báo cáo có đoạn.

Nhận định của chuyên gia

Chi phí chế tạo và phóng vệ tinh hiện nay đã thấp hơn. Và mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với trước. “Số tiền để phóng băng thông một Gbps lên quỹ đạo rẻ hơn 100 lần. So với cách đây 15 – 20 năm”. Blaine Curcio, người sáng lập công ty tư vấn Orbital Gateway Consulting, cho biết.

Nhu cầu tiếp cận Internet độ trễ thấp cũng tăng cao những năm gần đây. Hàng triệu người phát nội dung video độ nét cao và chơi game qua Internet. Nhiều dịch vụ quan trọng được chuyển lên mạng. Đồng nghĩa một nửa dân số thế giới chưa online sẽ có nhiều lý do để sử dụng Internet. Mức giá cạnh tranh cũng dẫn tới nhu cầu lớn với Internet vệ tinh.

Curcio cũng đề cập khả năng các tập đoàn lớn trở thành khách hàng chủ chốt cho dịch vụ vệ tinh LEO. Trong khi cạnh tranh Mỹ – Trung cũng có thể thúc đẩy thành công cho Internet vệ tinh.

“Tôi cho rằng một dự án mạng Internet vệ tinh trị giá 10 tỷ USD sẽ ngày càng hấp dẫn. Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc rơi vào tình trạng chuẩn bị xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh”. Curcio cho hay.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*