Sự phát triển của công nghệ in nội tạng 3D

Quảng cáo

Công nghệ in nội tạng 3D mới

In 3D là một trong những xu hướng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành công nghệ này ngày càng một phát triển. Và gần đây các nhà khoa học Hoa Kì vừa cho ra mắt một phương pháp in 3D nội tạng mới. Được cho là nhanh gấp 10-50 lần khi đem so với những kỹ thuật cũ trước. Thông tin được chúng tôi thu thập từ trang báo RT của Nga. Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Buffalo (Mỹ) đã công bố một đoạn video ngắn giới thiệu công nghệ in nội tạng 3D mới với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây. Qua đó đã mở ra những hi vọng mới cho công nghệ sản xuất nội tạng nhân tạo.

In nội tạng 3D là gì?

Nội tạng cơ thể, chẳng hạn như thận, gan và tim đều là các cấu trúc được xây dựng từ nhiều loại mô cực kỳ phức tạp. Trong đó, mỗi mô lại được tạo thành từ nhiều loại tế bào, phối hợp với nhau để tạo nên cấu trúc của cơ quan cho phép chúng thực hiện đúng chức năng của mình.

Phương pháp in nội tạng 3D mới

Ý tưởng là nếu chúng ta có thể dùng kỹ thuật in 3D để tạo ra nội tạng, kỹ thuật này phải bắt chước được đúng như những gì tự nhiên đã làm- sắp xếp các tế bào đúng vị trí và khiến chúng phục vụ đúng nhu cầu sinh học của cơ thể. Chẳng hạn như, đã in ra một quả thận 3D thì ít nhất nó cũng phải biết xử lý chất thải và bài tiết chúng dưới dạng nước tiểu.

Phương pháp in nội tạng 3D mới

Qua đoạn video dài 7 giây nhóm nghiên cứu đã giới thiệu cho người xem quy trình in 3D bàn tay người bằng công nghệ mới. Toàn bộ quy trình in ấn này được thực hiện trong vòng 19 phút. Trong khi đó, nếu sử dụng các công nghệ in 3D thông thường trước đây thì phải mất đến 6 giờ.

Tiến sĩ Ruogang Zhao; đồng tác giả của nghiên cứu; cho biết: “Công nghệ in 3D mà chúng tôi phát triển nhanh hơn 10-50 lần. So với công nghệ tiêu chuẩn của ngành nội tạng nhân tạo. Công nghệ này cũng phù hợp với các mẫu có kích thước lớn. Mà trước đây với các kỹ thuật cũ thì khó thực hiện được”.

Kỹ thuật được sử dụng trong quá trình này

Kĩ thuật được sử dụng

RT dẫn thông tin từ các nhà nghiên cứu cho biết thêm kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật in lập thể. Và sử dụng hydrogel; một chất giống như thạch được dùng để sản xuất tã giấy, kính áp tròng…; vào quy trình in. Nhóm nghiên cứu của Đại học Buffalo đã phát triển được các mô hình hydrogel có kích thước tính bằng centimet. Do đó, làm giảm sự biến dạng của các cấu trúc đôi. Khi gặp phải ở các phương pháp in 3D khác.

Bà Chi Zhou, đồng tác giả nghiên cứu cho biết phương pháp in này rất phù hợp; để tạo ra các tế bào có mạng lưới mạch máu. Việc này rất khó thực hiện ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên trong tương lai gần, một công nghệ y tế phổ biến hơn sẽ thực hiện được.

Công nghệ mà các nhà nghiên cứu của Đại học Buffalo vừa giới thiệu; được đánh giá là bước tiến trong lĩnh vực in 3D nội tạng. Qua đó có thể cứu sống được nhiều người có nhu cầu ghép tạng trong tương lai. Chỉ tính trong năm 2018, đã có 146.840 ca cấy ghép nội tạng được thực hiện trên toàn thế giới.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*