Nên cập nhật hệ điều hành Android hay không và cách thực hiện

Quảng cáo

Nên cập nhật hệ điều hành Android hay không và cách thực hiện

Cập nhật phiên bản hệ điều hành mới cho thiết bị là một điều tốt nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Nhiều trường hợp khi cập nhật hệ điều hành Android đã xảy ra lỗi khi thiết bị hoạt động không ổn định như phiên bản trước. Trước khi cập nhật, bạn nên biết thời gian cập nhật chính thức của nhà sản xuất. Để  sử dụng tránh những rủi ro không đáng có. Đối với các sản phẩm chính hãng, người dùng nên đợi các bản cập nhật OTA và đừng vội đến các bản cập nhật tính năng mới được nhà sản xuất giới thiệu. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem có nên cập nhật điện thoại của bạn không qua bài viết này nhé!

Có nên cập nhật hệ điều hành?

Có nên cập nhật hệ điều hành?

Việc cập nhật phiên bản mới cho điện thoại là một thao tác mà người dùng nên làm. Mặc dù vậy điều này không phải lúc nào cũng tốt. Có nhiều trường hợp người dùng đã gặp các lỗi như chạy kém ổn định hơn phiên bản cũ. Hao pin, xung đột ứng dụng,… sau khi cập nhật. Chính vì vậy trước khi cập nhật bạn nên tìm hiểu qua thông tin cập nhật hệ điều hành chính thức của nhà sản xuất.

Để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có. Nếu bạn sử dụng một chiếc điện thoại chính hãng. Tốt nhất bạn vẫn nên chờ cập nhật OTA (OTA – là hình thức cập nhật phần mềm cho điện thoại phổ biến hiện nay. Vì nó không đòi hỏi người dùng phải cài đặt thêm ứng dụng. Không cần kết nối điện thoại với máy tính và cũng không cần phải tìm bản firmware phù hợp cho máy. Điện thoại sẽ tự động cập nhật hệ điều hành).

Tuy nhiên, cập nhật OTA chỉ được thực hiện với điện thoại chưa root. Nếu hãng sản xuất không có thông báo cập nhật cho thiết bị của bạn. Hãy cứ tiếp tục sử dụng phiên bản ổn định mà bạn đang sử dụng. Các nhà sản xuất trước khi đưa ra một bản cập nhật mới cho thiết bị đều phải tính toán. Và cho chạy thử nghiệm nhiều lần trên các thiết bị tương tự. Nếu quá trình chạy thử nghiệm xảy ra bất kỳ một lỗi nhỏ nào hoặc không đáp ứng đủ yêu cầu về phần cứng. Thì nhà sản xuất sẽ không thông báo cập nhật hệ điều hành mới cho dòng sản phẩm mà bạn đang sử dụng.

Liệu cập nhật hệ điều hành sẽ mất dữ liệu hay không?

Liệu cập nhật hệ điều hành sẽ mất dữ liệu hay không?

Đây cũng là một trong những câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm. Khi họ chuẩn bị nâng cấp hệ điều hành. Thông thường việc cập nhật hệ điều hành sẽ không làm mất dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên nếu muốn bạn vẫn có thể tiến hành backup các dữ liệu quan trọng như hình ảnh, video, danh bạ…

Hệ thống sẽ cho phép người dùng chọn dữ liệu cần backup trước khi tiến hành cập nhật. Và bạn cũng cần phải lưu ý là sạc mức pin của điện thoại trên 50%. Để tránh trường hợp thiết bị hết pin giữa chừng khi đang thực hiện cập nhật hệ điều hành. Trường hợp thiết bị của bạn bị chai pin. Bạn có thể cắm sạc trực tiếp vào thiết bị trong quá trình cập nhật. Để tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn làm gián đoạn quá trình cập nhật hệ điều hành.

Ưu điểm và khuyết điểm

Thường khi bạn cập nhật phiên bản mới sẽ có thể gặp nhiều rủi ro. Nhưng nhiều người dùng mong muốn bản cập nhật mới sẽ mang lại nhiều cải tiến về giao diện. Trải nghiệm cũng như những tính năng mới. Và đối với những chiếc điện thoại đã ra mắt khá lâu thường sẽ không đáp ứng được yêu cầu về phần cứng. Nhà sản xuất cũng sẽ không thường đưa ra bản cập nhật để khuyến khích người dùng nâng cấp lên các dòng sản phẩm mới. Để có được trải nghiệm tốt hơn.

Cách cập nhật hệ điều hành Android

Cách cập nhật hệ điều hành Android

Cập nhật hệ điều hành Android với bản cập nhật OTA

Với việc thực hiện cập nhật theo cách này. Mọi người cần đảm bảo thực hiện theo đúng các bước hướng dẫn dưới đây.

Bước 1: Kết nối điện thoại Android với mạng wifi.

Bước 2: Truy cập Cài đặt (Settings) > Giới thiệu thiết bị (About device) > Cập nhật hệ thống (System Updates) > Kiểm tra cập nhật (Check for Updates) > Cập nhật để bắt đầu tải xuống và Cài đặt phiên bản hệ điều hành Android mới nhất (Update to download and Install the latest Android version). Sau đó điện thoại Android của bạn sẽ tự động khởi động và nâng cấp khi hoàn tất cài đặt.

Nâng cấp hệ điều hành Android với thiết bị root

Root thiết bị Android là một trong những cách tiếp cận mạnh mẽ. Người dùng có thể thử root điện thoại Android. Và nâng cấp hệ thống theo các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây:

Bước 1: Download và cài đặt một ứng dụng root bất kỳ trên máy tính của bạn.

Bước 2: Chạy ứng dụng root vừa tải về và kết nối với điện thoại Android bằng dây USB.

Bước 3: Root điện thoại Android theo các bước hướng dẫn chi tiết trên máy.

Bước 4: Tiến hành khởi động lại điện thoại để cập nhật phiên bản Android mới nhất.

Thông thường những bản cập nhật mới ra đời sẽ giúp chiếc điện thoại của bạn hoạt động hiệu quả hơn và vá các lỗi bảo mật trên hệ thống. Và người dùng cũng thường được khuyên nên cập nhật hệ điều hành của họ để thiết bị được an toàn và sử dụng tốt hơn. Cải thiện lỗi hệ thống của các phiên bản trước đó. Việc cập nhật hệ điều hành cho điện thoại là cần thiết bởi các lợi ích mà nó đem lại rất thiết thực. Người dùng có thể tối ưu hiệu quả sử dụng thiết bị tốt hơn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*